Hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng như thế nào? Khi thu hay chi một khoản nào đó qua ngân hàng cho một đơn vị, tổ chức đều phải trả lại cho ngân hàng một khoản gọi là phí chuyển tiền. Phí chuyển tiền qua ngân hàng này sẽ hạch toán khác nhau sao cho phù hợp với từng trường hợp đối tượng hạch toán khác nhau và nó tùy thuộc vào việc người trả phí là nhà cung cấp hay khách hàng, làm sao cho hợp lệ với quy định về hạch toán kế toán. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai trường hợp hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng là hạch toán phí chuyển tiền khi khi trả tiền nhà cung cấp (người chi tiền chịu phí) và Hạch toán phí chuyển tiền khi thu tiền khách hàng (người thu tiền chịu phí).
Hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng khi tiền nhà cung cấp (người chi tiền chịu phí)
Hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng như thế nào?- Biết rằng phí chuyển tiền sẽ được tính căn cứ vào giá trị tiền chuyển, số lần chuyển trong một ngày, thông thường đối với các giá trị tiền chuyển từ 100.000 đồng đến 100 triệu đồng thì mức phí sẽ là 22.000 đồng cho một lần chuyển. Ngoài ra, tùy thuộc vào một ngân hàng sẽ áp dụng mức phí chuyển tiền khác nhau.
Đối với hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng khi trả tiền nhà cung cấp (người chi tiền chịu phí)
Ví dụ thực tế: Trả tiền cho nhà cung cấp : 179.000.000, phí chuyển tiền: 11.000.
Hạch toán như sau:
Nếu các bạn lập chứng từ Ủy nhiệm chi, thì phải hạch toán thêm dòng phí chuyển tiền phía dưới. Còn các bạn lập chứng từ Ủy nhiệm chi trả tiền nhà cung cấp, thì phải lập thêm một chứng từ Ủy nhiệm chi mới để hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng.
Nợ TK 331 / Có TK 112: 179.000.000
Nợ TK 6428 / Có TK 112: 11.000
Trong đó : Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT – BTC
TK 331 – Phải trả cho người bán: Phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay.
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp.
TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, …
Hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng khi thu tiền khách hàng (người thu tiền chịu phí)
Đối với hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng khi thu tiền khách hàng (người thu tiền chịu phí)
Ví dụ thực tế: Thu tiền của khách hàng: 100.000.000 và phí chuyển tiền 22.000, người bán là đối tượng chịu phí do đó ngân hàng trừ trực tiếp vào số công nợ thu được.
Nếu các bạn lập chứng từ Thu tiền gửi, thì phải hạch toán thêm dòng phí chuyển tiền qua ngân hàng phía dưới.
Hạch toán như sau:
Nợ TK 112 / Có TK 131: 99.978.000
Nợ TK 6428 / Có TK 131: 22.000
Nếu các bạn lập phiếu Thu tiền gửi từ khách hàng thì phải lập thêm Ủy nhiệm chi mới để hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng.
Hạch toán như sau:
Nợ TK 112 / Có TK 131: 100.000.000
Nợ TK 6428 / Có TK 112: 22.000
Trong đó: Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT – BTC
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp.
TK 131 – Phải thu của khách hàng: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay.
TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, …
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn cách hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng theo từng trường hợp khác nhau một cách chính xác, hợp lệ với quy định của nghiệp vụ kế toán. Chúc các bạn thành công!