Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được thể hiện qua 3 góc độ như sau: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Để hiểu rõ hơn về 3 góc độ của khả năng thanh toán nợ ngắn hạn này, thì bài viết hôm nay sẽ chia sẻ với bạn một số cách tính hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Mục Lục
Khái niệm hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là gì?
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu chỉ ra rằng mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được bù bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Vì vậy, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất năng lực chuyển đổi tài sản thành tiền nhằm để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn được sử dụng để nhận xét năng lực trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ trong các tài sản ngắn hạn của công ty như tiền mặt hay sản phẩm tồn kho.
Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp cùng với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu được tính theo 2 công thức sau:
- Hnh = Tài sản/Nợ ngắn hạn
- H ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
- Nếu Hn.h < 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả.
- Nếu Hn.h > 1: Có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu các hệ số này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ càng cao, thì rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp, vì vậy tình hình tài chính được đánh giá là tốt. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng thật sự không tốt, điều đó cho thấy sự phong phú của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng lại giảm hiệu quả sử dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thể dẫn đến 1 tình hình tài chính xấu.
- Nếu Hnh tiến dần về 0 thì doanh nghiệp không có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và có nguy cơ bị phá sản. Theo kinh nghiệm của các nhà phân tích, người ta nhận thấy rằng nếu hệ số Hnh = 2 là tốt nhất.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì trước hết doanh nghiệp phải chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền. Nhưng trong các loại tài sản của doanh nghiệp thì không phải tài sản nào của doanh nghiệp cũng có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh mà còn có những tài sản nên loại bỏ ra vì đó là bộ phận tồn kho dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền tệ nhất. Tùy theo mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ hệ số khả năng thanh toán nhanh mà có thể được xác định theo 2 công thức sau:
- Hnhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
- Hnhanh = (Tiền và các khoản TĐT – Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn) /Nợ ngắn hạn
- Hnhanh thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là khá khả quan. Tuy nhiên, để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Nếu hệ số này < 0,5 thì có nghĩa là doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và doanh nghiệp có thể phải bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng thật sự không tốt tốt vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó.
Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời (Htt) là việc xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là tiền. Khả năng thanh toán tức thời chỉ ra rằng với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo được việc thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn không.
- Htt = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn
Thật ra có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để có thể đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, vì vậy chỉ số thanh toán tiền mặt ít khi lớn hơn hay bằng 1. Doanh nghiệp muốn giữ tiền mặt và các khoản tương đương với tiền ở mức cao để bảo đảm rằng chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này nhằm để tạo ra doanh thu cao.
Mặc dù chỉ số này có thể phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại bị hạn chế. Trong các báo cáo tài chính và trong phân tích cơ bản thì người ta rất ít sử dụng chỉ số thanh toán tiền mặt.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cần biết cũng như cách tính hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được nhiều bạn quan tâm. Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn.