Có thể nói mô hình bệnh tật là thước đo phản ánh sức khỏe của quốc gia đó. Vậy mô hình bệnh tật của Việt Nam thì như thế nào?
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam là một trong những tư liệu quan trọng để có thể đánh giá khách quan nhất về tình hình sức khỏe cũng như các vấn đề cần được giải quyết. Bài viết này sẽ cung cấp một số mô hình bệnh tật ở Việt Nam mà bạn nên biết.
Mô hình bệnh tật là gì?
Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là những phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế-xã hội của quốc gia hay cộng đồng nhất định nào đó. Mô hình bệnh tật luôn có xu hướng biến đổi theo thời gian và theo tình hình phát triển của đất nước.
Việc xác định mô hình bệnh tật có vai trò nhằm hỗ trợ cho ngành y tế đáp ứng tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình là chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách toàn diện nhất bằng cách đầu tư cho công tác phòng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ thấp đẩy lùi tỷ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Hiện nay, con người ngày càng nhận ra rằng sức khỏe được duy trì và cải thiện không chỉ qua những thành tựu và ứng dụng của khoa học y tế, mà còn qua những cố gắng, qua quan điểm sống và những lựa chọn cách sống thông thái của một cá nhân hay xã hội. Theo WHO, các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe cần kể đến như môi trường, kinh tế và xã hội của đất nước đó, môi trường vật lý và đặc điểm và quan điểm của mỗi cá nhân . Bên cạnh đó sức khỏe còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan khác luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, vai trò và cơ chế tác động của các yếu tố này còn chưa hoàn toàn được biết rõ, cần có những nghiên cứu sâu . Vì thế, chúng ta cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về các yếu tố liên quan đến sức khỏe nhằm góp phần giải quyết vấn đề, nâng cao khả năng chống chữa bệnh của ngành y học nước nhà.
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép, đó là bệnh lây nhiễm và các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% bệnh tật ở Việt Nam, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây đến tử vong ( 77% tổng số tử vong trên toàn quốc).
Đối với bệnh lý không lây nhiễm, bệnh huyết áp và đái tháo đường là những nguyên nhân gây nhức nhối về tử vong, tàn tật gây gánh nặng bên ngành y tế.
Một nghiên cứu tầm quốc gia năm 2015 của bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được chẩn đoán lên đến 56,9%, đái tháo đường lên đến 69,9%, tăng huyết áp chưa được quản lý là 86,4%.
Một trong số nguyên nhân chính dẫn đến tình trang trên là do ý thức của mỗi người dân, tầm hiểu biết về bệnh tật còn rất hạn chế. Người bệnh chưa tuân thủ phương pháp điều trị đúng đắn, nhận thức và năng lực của cơ sở y tế chưa thực sự tốt.
Hiện nay, Bộ y tế đang triển khai một số chương trình phát hiện sớm như bệnh tiểu đường, tim mạch và ung thư. Ngành y tế cũng đang có những hoạt động chăm sóc sức khỏe từ ban đầu, để tăng cường sức khỏe, gắn liền với các cơ sở ở xã, phường, thị trấn để đổi mới cơ chế tài chính, tiến tới chăm sóc sức khỏe cho toàn dân.
Một số mô hình bệnh tật ở Việt Nam mà bạn nên biết
Đây là bảng một số mô hình chính tại Việt Nam:
Việt Nam tỷ lệ bệnh mãn tính khác cao:
Có thể nói, với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid hiện nay, mô hình bệnh tật ở Việt Nam sẽ có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng xấu. Thông qua mô hình này, giúp bạn có thể nhận biết được cần có những thay đổi về quan điểm cũng như cách chăm sóc cho bản thân hiệu quả nhất. Để một phút giây sống là để tận hưởng.