Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta, thì từ hàng nghìn năm trước đã không thiếu những cuộc khởi nghĩa mang tính bước ngoặc, mở ra một triều đại mới trong lịch sử. Trong quá khứ, dân tộc ta chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc do sự đô hộ hơn 1000 năm. Sau chiến thắng của Ngô Quyền thì nhà nước độc lập của Việt Nam được thành lập nhưng nhiều lần vẫn phải chống lại sự xâm lược của quân xâm lược phong kiến qua các triều đại. Ở bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về toàn cảnh cuộc kháng chiến, nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh xâm lược.
Mục Lục
Nguyên nhân khởi nghĩa Lam Sơn
Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị khắc nghiệt nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ đàn áp nước ta, nhà Minh đã đẩy sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc. Khiến cho đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.
Chế độ thống trị của nhà Minh dù thi hành nhiều chính sách ngoan độc cũng không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta. Với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt, nhân dân ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự lãnh đạo của các quý tộc nhà Trần.
Thời điểm và các giai đoạn diễn ra khởi nghĩa Lam Sơn
Cuộc khởi nghĩa tiến hành năm 1418 và kết thúc thắng lợi năm 1427. Dưới sự khởi xướng và là lãnh đạo của Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh đặt nhiều thành công lớn.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tóm tắt bằng ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (1418-1423) – Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa: Giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc khởi nghĩa nào cũng được coi là thời kỳ khó khăn nhất. Lực lượng mới thành lập mỏng, quân lương thì thiếu thốn. Đây chính là nguyên nhân khiến nghĩa quân của Lê Lợi giai đoạn này chỉ thắng được những trận nhỏ không đáng kể. Đến năm 1423, khi lực lượng đã củng cố ổn định, lấy lý do sứ giả bên ta bị quân Minh bắt giữ, Lê Lợi chấm dứt giảng hòa. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính thức bước vào giai đoạn mới.
Giai đoạn 2 (1424-1425) – Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía Nam: Lê Lợi quyết định đưa quân vào vùng Nghệ An trong năm 1424. Nó được đánh giá là bước tiến mới trong chiến thuật lãnh đạo của Bình Định Vương.
Giai đoạn 3 (1426 – 1427) – Giải phóng Đông Quan: Trong giai đoạn này, nghĩa quân liên tục tiến đánh và giành chiến thắng ở nhiều trận khác nhau.
Các nhánh quân Minh thua trận hàng loạt dưới sự chỉ huy của Lê Lợi, các tướng Minh người bị giết, người tự vẫn, thiệt hại vô số, chỉ có Hoàng Phúc sống sót được thả về.
Quân Lam Sơn gài bẫy phục kích quân của Mộc Thạch khiến hắn thua to vào ngày 14/12/1427.
Vương Thông sợ hãi quá bèn xin giảng hòa, sau đó hai bên hòa giải làm lễ thề tại thành Đông Quan.
Đến tháng chạp năm 1427, quân Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi toàn diện, diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc.
Tổng kết và nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi để lại những giá trị to lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quân dân nhà Trần. Dưới đây sẽ nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đây là phần quan trọng trong phân tích các cuộc chiến tranh trong chương trình lịch sử.
Nguyên nhân thắng lợi
- Nhờ có tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu, luôn quyết tâm và bất khuất trong chiến đấu quên mình để giành được độc lập tự do cho đất nước.
- Tất cả mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt trai gái, già trẻ hay sự khác biệt dân tộc, tất cả đều một lòng đánh giặc, cùng hăng hái tham gia khởi nghĩa. Không ngừng tiếp tế cho nghĩa quân, tạo mọi điều kiện để nghĩa quân Lam Sơn đánh quân Minh.
- Do những chính sách quân sự đúng đắn của thủ lĩnh Lê Lợi, vận dụng linh hoạt đường lối chiến thuật phù hợp và sáng tạo của chỉ huy Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
Ý nghĩa lịch sử
- Sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn ác của triều đình phong kiến nhà Minh.
- Mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta dưới thời trị vì Lê Sơ.
- Đập tan những âm mưu xâm lược đô hộ của phong kiến nhà Minh.
- Góp phần thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất. Việc chấp nhận giảng hòa và thả quân thua cuộc nhà Minh cũng thể hiện sự nhân đạo của dân tộc.
Việc nắm bắt được diễn biến toàn cảnh, nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sẽ giúp dễ dàng hơn khi phân tích những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm diễn ra tương tự sau này. Hiểu được tinh thần đấu tranh chiến đấu quên mình vì độc lập của dân tộc diễn ra từ xa xưa.