Qua ngày dự sinh bao lâu thì đi khám? Niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình chắc hẳn chính là được gặp đứa con thân yêu, bé bỏng của mình. Bất kỳ người mẹ nào cũng cực kỳ vui mừng khi mình biết mang thai và niềm vui đó luôn thường trực trong mẹ suốt khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mẹ và em bé trong bụng mà không phải lúc nào cũng suôn sẻ bởi có lúc đã qua 9 tháng 10 ngày nhưng mẹ vẫn chưa hề xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Tình trạng này tưởng chừng như bình thường nhưng lại gây ảnh hưởng đến lớn sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nếu đã qua ngày dự sinh bao lâu thì đi khám và mẹ bầu nên xử trí tình huống này như thế nào là hợp lý nhất?
Mẹ bầu qua ngày dự sinh bao lâu thì đi khám?
Trước tiên để có thể biết qua ngày dự sinh bao lâu thì đi khám, chúng ta phải hiểu ngày dự sinh là gì? Ngày dự sinh là ngày mà bác sĩ sẽ dự đoán bé yêu ra đời. Ngày này được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ. Ngày dự kiến sinh được xem như một hướng dẫn để kiểm tra toàn bộ quá trình mang thai cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu đã quá ngày dự sinh mà bé vẫn chưa ra đời thì mẹ nên đi khám để kiểm tra tình hình sức khỏe của bé.
Vậy mẹ cần làm gì khi qua ngày dự sinh?
Trước tiên, mẹ nên thực hiện những xét nghiệm cần thiết. Ở thời điểm thai nhi đã được khoảng 41 tuần, các bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thai.
Các bước xét nghiệm sẽ bao gồm:
Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi. Bác sĩ sẽ sử dụng máy monitor để theo dõi đáp ứng của thai nhi đồng thời giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai trong trường hợp đã quá ngày dự sinh, đôi khi sẽ kết hợp cùng với phương pháp siêu âm.
Thử nghiệm Non-stress Test: Bác sĩ sẽ đo nhịp tim thai hi trong một khoảng thời gian – khoảng 20 phút. Kết quả được ghi nhận là có kết quả tốt hoặc kết quả xấu. Nếu kết quả xấu đồng nghĩa với việc thai nhi không được khỏe mạnh và cần thức hiện các xét nghiệm khác mới có thể chẩn đoán chính xác được tình trạng của bé yêu.
Trắc đồ sinh vật lý – đây được biết là bảng trắc nghiệm liên quan đến quá trình theo dõi nhịp tim của thai nhi cũng như siêu âm thai. Xét nghiệm này để xác định tình hình sức khỏe của thai nhi dựa trên nhịp ti, hơi thở, chuyển động,…
Xét nghiệm CST – các bác sĩ sẽ theo dõi, đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Sau đó, bác sĩ có thể tiêm hormone oxytocin vào cơ thể sản phụ qua tĩnh mạch để gây co thắt tử cung giống như đang sinh thật. Việc làm này sẽ giúp các bác sĩ biết được rõ tình trạng sức khỏe của em bé như thế nào khi xuất hiện những cơn gò tử cung khi sinh như vậy.
Thứ hai, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp giục sinh gồm:
Lọc ối: Bác sĩ sẽ đeo găng tay dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi tử cung.
Phá vỡ túi nước ối: Việc làm này giúp tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối để làm vỡ ối, đồng thời kích thích chuyển dạ.
Oxytocin: Đây là loại thuốc giúp tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ, loại thuốc này sẽ được vào tĩnh mạch và cánh tay thai phụ. Liều lượng khác nhau tùy vào thể trạng của thai phụ.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng chất tương tự prostaglandin – những loại thuốc này được đặt trong âm đạo để làm chín muồi cổ tử cung.
Quá ngày dự sinh có nguy hiểm hay không?
Khi kết thúc tuần thai thứ 40, sang tuần thứ 41 đây là thời điểm thích hợp để thai nhi chào đời, vì đây cũng là thời điểm thai bắt đầu trở nên già đi, các chức năng cung cấp dinh dưỡng, oxy cho thai nhi dần trở nên suy yếu. Cũng vì vậy mà thai càng lâu thì càng đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của thai nhi.
Những ảnh hưởng đối với mẹ bầu: Thai nhi càng tiếp tục phát triển thì khiến mẹ bầu khó sinh hơn vì vậy mà phải mổ thay vì đẻ tự nhiên, nước ối cạn dần khiến mẹ dễ trở nên bị gò tử cung, gây chèn ép rốn, sau sinh phải nằm viện nhiều ngày đồng thời cũng dễ dàng để lại nhiều biến chứng sau này. Bên cạnh đó, nếu mẹ không để ý thời gian mà cứ để mọi chuyện diễn ra tự nhiên thì việc thai nhi tử vong trong quá trình chuyển dạ là rất dễ.
Ảnh hưởng đối với thai nhi: ảnh hưởng đến nhịp tim thai nhi, tổn thương hệ thần kinh, gây thiểu năng hệ thần kinh vận động, nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, sức đề kháng kém,….
Như vậy bài viết hôm nay đã giúp các mẹ tìm được câu trả lời cho câu hỏi qua ngày dự sinh bao lâu thì đi khám. Có thể thấy việc quá ngày dự sinh mà bé vẫn chưa chào đời, mẹ nên đến những bệnh viện lớn để khám đồng thời để bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bé và có những biện pháp khắc phục kịp thời. Hy vọng qua bài viết ngày hôm nay, các mẹ đã có thêm kiến thức cũng như biện pháp xử lý kịp thời trong quá trình quá ngày sinh mà bé vẫn chưa chào đời.