Bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi không là câu hỏi mà được rất nhiều bệnh quan tâm. Như chúng ta đã biết hoặc có tìm hiểu qua thì bệnh tâm thần phân liệt hay bệnh lý của não do những biến đổi sinh học đầy phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý, xã hội không ổn định, không thuận lợi. Vậy nếu mắc tâm thần phân liệt thì tỉ lệ chữa khỏi có cao hay không và biện pháp khắc phục, ngăn ngừa là gì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Tìm hiểu bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi không?
Trước tiên để biết bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi không? Chúng ta phải biết về những biểu hiện của bệnh này. Những người mắc tâm thần phân liệt thường thể hiện như sau:
Họ luôn nghĩ rằng mình là những người có khuyết điểm lớn, khác biệt với mọi người, dần trở nên cách lý, xa cách với bạn bè, mọi người xung quanh. Trong công việc họ khó có thể tập trung, chú ý làm việc một cách hiệu hiệu quả, luôn có trạng thái trầm cảm, thờ ơ, vui buồn, giận dữ, thất thường
Những người mắc tâm thần phân liệt luôn tự cho mình suy nghĩ là một vĩ nhân, là người có ý nghĩ, hành động siêu phàm và chỉ có một mình mình mới có thể thực hiện được.
Tùy vào mức độ của người mắc, nhiều người nặng hơn sẽ thường có những hành vi bất thường, dễ bị kích động, không nói năng gì và chỉ thường thu mình vào một chỗ, thờ ơ với tất cả mọi người.
Độ tuổi nào dễ mắc bệnh tâm thần phân liệt?
Bệnh tâm thần phân liệt thường phát ở độ tuổi khoảng 18 – 28 tuổi. Những người có biểu hiện sau đây là những người có nguy cơ mắc bệnh như hay ngập ngừng từ thời thơ ấu, ngại tiếp xúc, sống cô độc, có những trở ngại trong nhận thức về cuộc sống, môi trường sống, gia đình có tiền sử về tâm thần phân liệt, bị stress do học tập, công việc một cách trầm trọng.
Bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi không và cách điều trị như thế nào?
Bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi không. Câu trả lời là có, bệnh tâm thần phân liệt có thể thuyên giảm và khỏi hẳn nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh lý này có thể sử dụng phương pháp tâm lý kết hợp với việc dùng thuốc để điều trị.
Việc điều trị này không chỉ phụ thuộc vào ý chí của người bệnh mà còn phụ thuộc vào cả người thân, những người xung quanh. Khi gia đình phát hiện sớm với những dấu hiệu cụ thể thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để điều trị sớm.
Khi người bệnh được cấp, phát thuốc, người nhà có nhiệm vụ phải nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng thì tình trạng mới có thể cải thiện được.
Người nhà tuyệt đối không được suy nghĩ thương bệnh nhân và cho rằng đây là thuốc độc, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà tự ý điều chỉnh liều lượng uống thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Phía cộng đồng, ngoài xã hội, mọi người nên thông cảm với người bệnh, không nên có những thái độ, hành động, lời nói gây tổn thương đến người bệnh.
Bên cạnh đó, gia đình nên cho người bệnh tham gia vào những hoạt động hữu ích để khiến họ cảm thấy thoải mái, thư giãn và tin tưởng hơn.
Người thân, gia đình nên dành nhiều thời gian bên cạnh họ để trò chuyện, tâm sự. Bởi sẽ chẳng có gì có thể dễ dàng chữa lành được những vết thương tinh thần bằng tình cảm của người thân dành cho nhau đâu.
Thêm vào đó, hãy cho người bệnh tập làm những gì họ muốn làm hay dạy họ những thứ họ thích, hoặc cho họ chơi một môn thể thao hoặc bộ môn nghệ thuật nào đó. Việc chơi thể thao hay các loại nhạc cụ là cách để chữa lành vết thương tâm hồn dễ nhất.
Như vậy, qua bài viết hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm được đáp án cho câu hỏi bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi không và chắc chắn là có thể chữa được nếu phát hiện tình trạng, biểu hiện sớm và đưa đến những cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám. Để có thể chữa trị được bệnh tâm thần phân liệt cần phải một quá trình dài và đó là sự kết hợp, phối hợp nhịp nhàng giữa người bị bệnh, người nhà cũng như mọi người xung quanh, ngoài xã hội. Những căn bệnh liên quan đến tâm lý khá là khó chữa bởi sâu trong họ đã có một sự tổn thương lớn. Hy vọng qua bài viết hôm nay các bạn đã có thêm kiến thức về việc bệnh tâm thần phân liệt có chữa khỏi không cũng như biết cách làm thế nào để có thể giảm thiểu, cải thiện tình trạng này nhé!